Chống thấm ngược là gì? Cách thực hiện nó như nào?

 Từ trước đến nay, vấn đề công trình bị thấm dột sau khi xây dựng là nỗi lo của hầu hết các nhà thầu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được định nghĩa chống thấm ngược là gì? Cách thực hiện nó như nào? Ở bài viết này, Công ty Vật Liệu Đẹp xin cung cấp cho bạn những thông tin để giúp hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Chống thấm ngược là gì?

Chống thấm ngược là biện pháp thi công chống thấm ở hướng ngược lại hướng với nguồn gây thấm. Việc này giúp ngăn chặn nước xâm nhập vào môi trường bên trong, tạo các lớp màng chống thấm bảo vệ bề mặt bên trong của đối tượng. Nguồn nước thấm vào từ phía nào thì ta sẽ sử dụng các phương pháp chống thấm ngược lại phía đó.

be-mat-chong-tham-nguoc
Bề mặt chống thấm ngược

Các phương pháp thực hiện chống thấm ngược

Có 2 phương pháp chống thấm ngược hiệu quả thường được sử dụng trong quá trình xây dựng:
Chống thấm ngược hiệu quả bằng Sika
Sika là một hợp chất thường được sử dụng trong chống thấm, tổng hợp từ nhiều thành phần phụ gia. Sika có khả năng kết dính hoàn hảo, có thể giảm thiểu tối đa sự co – ngót trong quá trình sử dụng, hoạt động. Sika không bị mài mòn, ăn mòn bởi hóa học, khả năng chống thấm cực kỳ cao.

chong-tham-bang-sika
Chống thấm bằng Sika

Các bước chống thấm bằng Sika:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ, máy móc trên bề mặt chống thấm
Đầu tiên, bạn cần loại bỏ lớp vữa, xi măng, bê tông còn thừa trên bề mặt bằng búa đục hoặc đục nhọn. Bạn cần kiểm tra kỹ bề mặt còn vết nứt hay đá thừa hay không. Sau đó làm sạch bề mặt và mài lớp bê tông bằng máy mài chuyên dụng để tăng hiệu quả quá trình thẩm thấu.
Bước 2: Bắt đầu thi công
Sau khi đã làm sạch bề mặt, bạn cần cố định lại phần cổ của các ống thoát qua sàn bằng vữa không co ngót. Quét lớp lót chống thấm lên bề mặt tường rồi để khô trong vòng 3 tiếng. Quét từ 2 đến 3 lớp chống thấm Sika chồng lên nhau lên bề mặt tường sau đó để khô trong vòng 3 đến 4 tiếng sau mỗi lần quét tùy loại vật liệu cần chống thấm.
Bước 3: Thử lại độ thấm
Thử lại bằng cách ngâm nước. Nếu có trục trặc và bề mặt tiếp tục bị ngấm, cần chỉnh sửa lại cho đến khi bề mặt hết thấm
Chống thấm ngược bằng màng khò Bitum đàn hồi
Bitum là chất hữu cơ dạng lỏng, có độ nhớt cao, màu đen, nhớp nháp, có khả năng kết dính cao và gần như không thấm nước. Vì thế, bitum thường được sử dụng để xử lý chống thấm ngược bằng phương pháp khò nóng.
Các bước thực hiện chống thấm bằng màng khò Bitum đàn hồi như sau:

chong-tham-nguoc-bang-mang-kho-bitum-dan-hoi
Chống thấm ngược bằng màng khò Bitum đàn hồi

Bước 1. Chuẩn bị vật liệu, dọn dẹp sạch sẽ bề mặt bê tông
Bước này tương tự như bước 1 của cách chống thấm bằng Sika
Bước 2. Quét lớp lót chống thấm
Tại các vị trí cần xử lý thấm dột như trần nhà, tường nhà, góc nhà,… sử dụng chổi sơn để quét một lớp lót chống thấm mỏng.
Bước 3. Dán màng lót Bitum bằng đèn khò
Sau khi kiểm tra thấy lớp lót đã khô, dán màng lót bitum bằng cách đốt nóng chảy chúng bằng đèn khò khí gas. Sử dụng con lăn để các mảng bitum dán chặt vào bê tông. Lưu ý làm kỹ với các vị trí dễ xảy ra thấm dột như góc nhà, chân tường,…
Trên đây là định nghĩa về chống thấm ngược và các cách thực hiện chống thấm ngược hiệu quảVật Liệu Đẹp chia sẻ. Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình xây dựng để tránh được những rủi ro không đáng có.

HOTLINE 0962222648